Hiểu chính xác về trang âm, tiêu âm, tán âm và cách âm
Phân biệt và hiểu chính xác trang âm, tiêu âm, tán âm, cách âm là gì? Cách thức xử lý như thế nào? Tại sao phải xử lý trang âm? Remak - Công ty giải pháp âm thanh lớn nhất Việt Nam sẽ mang đến cho bạn một số kiến thức thực sự hữu ích và thú vị.
Tóm tắt nội dung
Cách âm: cần thiết nhưng không nên cố làm bằng mọi giá
Xử lý cách âm rất phức tạp trong quá trình thi công lẫn tốn kém về chi phí, thời gian, không gian, diện tích… Vì vậy, phần lớn các phòng giải trí đa năng, phòng media… không xử lý hoặc là xử lý cách âm chưa thực sự hiệu quả.
Nhiều khách hàng từng gọi điện nhờ Remak tư vấn về loại vật liệu cách âm có thể dán lên tường trong phòng cho hiệu quả. Thực tế, chưa tồn tại loại vật liệu đơn lẻ nào mà chỉ cần thao tác đơn giản như dán lên tường là cách âm đạt chuẩn. Bạn cần phải xử lý cách âm bằng nhiều lớp vật liệu, và tiến hành dựa trên nguyên lý: vật liệu có tỷ trọng càng cao thì cách âm càng tốt. Đồng thời, cần phải xử lý kín các lỗ hổng một cách tối đa. Làm kín các khe cửa đi, cửa sổ, lỗ thông gió điều hòa… để tránh thông âm. Lưu ý giảm chấn - chống rung cho kết cấu công trình trong trường hợp cách âm trầm và siêu trầm.
Với các không gian mang tính chuyên dụng, nên có phương án xử lý cho từng trường hợp cụ thể nhằm tối ưu hóa nhu cầu sử dụng
Tiêu âm và tán âm: vừa dễ mà lại vừa khó
Mục đích chung của việc xử lý tiêu âm là để giảm bớt:
- Độ ồn do các âm gián tiếp phản xạ
- Tiếng ù rền do các tần số thấp bị cộng hưởng
- Tiếng vang, um, ong… do các dải cao
- Rất nhiều tạp âm gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của nguồn âm, làm sai lệch và mất cân bằng dải tạo ra bởi độ trễ lớn do các sóng âm phản xạ đi phản xạ lại quá nhiều lần trong không gian.
Về cơ bản, xử lý tiêu âm sẽ cho ra kết quả tức thì: âm thanh sẽ trong trẻo và sạch sẽ, gọn gàng; âm hình sẽ chính xác hơn. Ngược lại, việc xử lý không toàn diện gây ra hiện tượng hụt công suất. Các dải tần số trung trầm trở lên sẽ bị triệt tiêu, các dải trầm lại không xử lý được. Vì trong thực tế, xử lý tiêu dải trầm cực khó và tốn kém nên hậu quả là vẫn mất cân bằng dải. Ví như, ta đang nghe bản nhạc du dương, sâu lắng, trong mát thì bất thình lình chen ngang một tiếng trầm buông lơi, ù rền và nặng nề. Nó gây ra cảm giác như có kẻ ném đá khủng bố cuộc họp, hoặc mặt hồ đang bình yên phẳng lặng thì bắn nước tung tóe khi bị viên đá to nặng rơi ùm xuống.
Panel tán âm
Xử lý tán âm là khái niệm khá mới mẻ và ra đời sau nhưng lại là cuộc chơi để tất cả mọi người đều có thể dễ dàng tham gia.
Nguyên lý cơ bản của tán âm là dùng các bề mặt cứng có độ bóng và mịn vừa phải, mấp mô – cao – thấp khác nhau để phản xạ khuếch tán sóng âm. Độ mấp mô càng lớn thì hiệu quả cho dải trầm càng cao.
Để tán chính xác các dải tần số cụ thể áp dụng cho các không gian chuyên dụng, theo từng nhu cầu cụ thể, ta có thể dùng phần mềm để tính toán cho ra panel tán âm dưới dạng 1D và 2D. Còn panel tán âm 3D dễ áp dụng thích hợp nhiều không gian mang tính phổ thông – đa năng.
Dựa trên nguyên lý phản xạ của sóng, độ dài của bước sóng, vị trí bụng sóng và nút sóng, tán âm giúp tăng độ phân dải âm thanh cho không gian, giảm bớt vùng mù vùng cường âm, hạn chế cộng hưởng, nới rộng không gian và tạo ra nhiều điểm nghe phụ.
Định nghĩa - tác dụng của trang âm
Trang âm là quá trình chuẩn bị, trang trí và thiết kế hệ thống âm thanh bằng phương pháp sử dụng các loại vật liệu chuyên dụng để tiêu âm, tán âm và cách âm cho công trình. Mục đích nhằm thu được những âm thanh chất lượng tốt nhất mà vẫn đảm bảo thỏa mãn nhu cầu về thẩm mỹ.
Bằng việc kết hợp hài hòa giữa các loại vật liệu và cấu trúc âm thanh, giới thiết kế - kiến trúc sư đã kiến tạo những môi trường xử lý âm thanh hiệu quả. Mỗi vật liệu âm học sở hữu những tính năng nổi bật riêng biệt. Vì vậy, bạn hãy căn cứ vào đặc điểm không gian và nhu cầu sử dụng mà chọn lựa phương thức trang âm thích hợp nhất.
Remak® Soundbox
Tin khác
Thiết kế âm học dành cho các trường biểu diễn nghệ thuật (P1)
Nếu bạn thiết kế cho một trường chuyên đào tạo và biểu diễn nghệ thuật, bạn cần đến sự tư vấn, giúp đỡ từ chuyên gia âm học. Họ sẽ chỉ cho bạn biết cách thiết kế cơ sở vật chất ra sao để phù hợp nhất với mục đích giảng dạy, luyện tập và biểu diễn.
Thiết kế âm học dành cho các trường biểu diễn nghệ thuật (P2)
Trong bài viết Thiết kế âm học cho các trường nghệ thuật biểu diễn – Phần 1, chúng ta đã cùng tìm hiểu các khía cạnh thiết kế âm học cần xem xét đối với các trường nghệ thuật biểu diễn. Trong Phần 2 này, Remak® Soundbox sẽ cung cấp đến bạn đọc một số gợi ý về giai đoạn đầu của việc thiết kế.
Các kiến thức cơ bản về sóng âm
Là những sóng cơ học, được truyền đi trong môi trường rắn, lỏng, khí, khi đến tai người, sóng âm sẽ làm cho màng nhĩ chúng ta dao động, sau đó truyền đến dây thần kinh thính giác gây ra cảm giác âm. Remak® Soundbox mời bạn đọc cùng tìm hiểu các kiến thức cơ bản về sóng âm nhé!
Tiếng ồn tần số cao và tần số thấp khác biệt như thế nào?
Vì vậy, để bảo vệ bản thân khỏi ô nhiễm tiếng ồn, và đồng thời để dễ dàng lựa chọn vật liệu âm thanh phù hợp với các công trình, điều cần thiết là phải nắm được các kiến thức – thông tin cơ bản. Hãy cùng chuyên gia Remak® Soundbox tìm hiểu nhé!